Như chúng ta được biết thì ngành bảo vệ, vệ sĩ; sứ mệnh là những người mang lại sự an toàn cho con người. Vậy thì đặt giả sử trường hợp xấu xảy ra; mối nguy hại đe dọa đến khách hàng và con người mà những người làm bảo vệ đang làm việc. Thì khi đó, các nhân viên bảo vệ vệ sĩ sẽ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì để đảm bảo được công việc.
Và thủ tục để xin giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ như thế nào? Hãy cùng Bảo vệ PMV tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Xem thêm: Phân biệt công cụ hỗ trợ và trang thiết bị
Mục lục bài viết
Công cụ hỗ trợ bảo vệ là gì?
Đối với nghành dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp; trong quá trình làm việc hoặc một số công việc cụ thể như: vệ sĩ cho thương gia; hay một nhân viên bảo vệ ngân hàng… Đặt giả sử trường hợp xấu xảy ra; khi có mối nguy hiểm đe dọa đến khách hàng hay nơi mà các nhân viên bảo vệ đang làm việc. Thì sẽ cần có những công cụ hỗ trợ để phục vụ cho công tác đảm bảo an toàn. Vậy thì công cụ hỗ trợ là gì?
Một số những công cụ hỗ trợ bảo vệ
Căn cứ theo khoản 11 Điều 3: Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ 2017 quy định:
Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ. Thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế; ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả; trốn chạy. Bảo vệ người thi hành công vụ; người thực hiện nhiệm vụ hoặc báo hiệu khẩn cấp.
Để biết thêm cũng như phân biệt công cụ hỗ trợ và trang thiết bị; quý anh chị có thể xem thêm trong video dưới đây:
Công cụ hỗ trợ bao gồm những gì?
Công cụ hỗ trợ dùng cho lực lượng bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp kinh doanh; và dịch vụ bảo vệ nói riêng thì có một số những công cụ khác nhau. Những loại hình công cụ khác nhau để phục vụ cho công việc. Cụ thể với ngành bảo vệ thì có những dụng cụ như sau:
- Gậy cao su, gậy sắt, roi cao su, roi điện
- Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê… và đạn để sử dụng cho các loại súng này
- Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt…
- Dùi cui điện, dùi cui cao su
Ngoài ra những ngành đặc thù khác sẽ được trang bị những công cụ hỗ trợ đặc thù riêng biệt. Để phục vụ cho công tác và nhiệm vụ như công an, an ninh hàng không,…
Trong bất cứ ngành nào thì những công cụ hỗ trợ bảo vệ này cũng chỉ là dụng cụ để hỗ trợ trong quá trình làm việc. Điều quan trọng hơn hết vẫn là ở con người làm ngành này. Phải cẩn trọng, và trách nhiệm với công việc của mình.
Và những công cụ này chỉ hỗ trợ cho người bảo vệ đúng mục đích phòng – chống nguy hiểm để bảo đảm an toàn. Nên tuyệt đối các nhân viên bảo vệ không được sử dụng sai mục đích. Sử dụng những công cụ đó giải quyết những hiềm khích các nhân.
Và các công ty, doanh nghiệp kinh doanh ngành này cũng cần phải có một quy trình quản lý nhân viên. Và các công cụ hỗ trợ bảo vệ một cách khắt khe và an toàn. Tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.
Thủ tục xin phép sử dụng công cụ hỗ trợ
Và để một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ có thể sử dụng những công cụ hỗ trợ này. Cần phải được các cơ quan chính quyền cấp phép và có giấy phép sử dụng rõ ràng. Vậy quy trình để xin giấy phép sử dụng các công cụ hỗ trợ cho nhân viên bảo vệ, vệ sĩ của một công ty bảo vệ cụ thể gồm:
- Các tổ chức; doanh nghiệp ở địa phương có nhu cầu cấp giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ nộp hồ sơ tại cơ quan Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương
- Cán bộ tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ, thành phần của hồ sơ. Nếu đủ điều kiện, thủ tục thì tiếp nhận, và ghi vào sổ hồ sơ đã tiếp nhận
- Ghi và giao giấy biên nhận hồ sơ cho người được doanh nghiệp cử đến nộp hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện, nhưng thiếu thủ tục và kê khai chưa chính xác. Thì đại diện doanh nghiệp sẽ được hướng dẫn thủ tục, nội dung cần bổ sung và kê khai lại
- Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì cơ quan chức năng sẽ không tiếp nhận hồ sơ. Và sẽ nêu rõ lý do không tiếp nhận cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã đề nghị xin giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ
- Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy biên nhận hồ sơ của doanh nghiệp. Thì các doanh nghiệp hay cơ quan, tổ chức đã đăng ký sử dụng công cụ hỗ trợ sẽ đến nơi nộp hồ sơ để nhận Giấy phép sử dụng công cụ hỗ trợ.
Ngọc Mai