Phương án bảo vệ mục tiêu là một trong những bước quan trọng để xây dựng và triển khai dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp. Hầu hết tại các mục tiêu có nhiều vị trí bảo vệ, khách hàng rất quan tâm đến Phương án bảo vệ. Mỗi Phương án sẽ cho chúng ta biết được có bao nhiêu vị trí bảo vệ. Các vị trí nằm ở đâu, đảm nhận những vai trò gì. Có nhiệm vụ và trách nhiệm như thế nào? Qua bài viết ngày này, chúng ta cùng tìm hiểu Phương án bảo vệ là như thế nào nhé!
Mục lục bài viết
CƠ SỞ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MỤC TIÊU
Trước hết, để xây dựng được Phương án bảo vệ cho mục tiêu, Phòng nghiệp vụ cần hiểu rõ đặc điểm mục tiêu. Bao gồm các nội dung sau:
1, Địa điểm, vị trí địa lý của mục tiêu.
Là nhà máy nằm trong khu công nghiệp hay phía ngoài khu dân cư? Xung quanh mục tiêu tiếp giáp với những khu vực nào? Đánh giá chung về tình hình an ninh khu vực ra sao? Nó có ảnh hưởng lớn đến mục tiêu hay không? Phòng Nghiệp vụ phải có những đánh giá xác thực để có thể có cái nhìn tổng quan nhất.
Những nhà máy trong khu công nghiệp thường có an ninh tốt hơn. Có bảo vệ vòng ngoài khu công nghiệp sẽ hạn chế phần nào mức độ rủi ro. Vì vậy, khi xây dựng Phương án bảo vệ cho nhà máy, cần bao quát được hết các đặc điểm về mục tiêu.
2, Quy mô, diện tích của mục tiêu.
Xem xét quy mô, diện tích mục tiêu rộng hay không? Ngoại trừ việc mục tiêu tiếp giáp với những khu vực nào, thì việc tính toán số lượng bảo vệ phù hợp với quy mô mục tiêu cũng là yếu tố quan trọng. Từ đó, có thể tính toán số lượng, nhiệm vụ của từng vị trí.
Ngoài ra, cần lưu ý các cổng ra vào của mục tiêu. Bao gồm cả cổng chính lẫn cổng phụ. Đặc điểm của mỗi cổng. Quy định về người và phương tiện ra vào tại mỗi cổng. Các vị trí tuần tra, các địa điểm xuất nhập hàng. Vị trí bãi xe, sắp xếp xe cộ, kiểm soát xe cộ…. Việc xây dựng các vị trí bảo vệ trong Phương án bảo vệ.
3, Số lượng công nhân và thời gian làm việc của mục tiêu.
Khi khảo sát mục tiêu, cần biết được số lượng công nhân viên làm việc. Biết được thời gian hoạt động của cơ sở. Thời gian nghỉ ngơi, ăn trưa. Khi nào diễn ra việc xuất nhập hàng hóa, thời gian hủy rác thải (nếu có). Việc hiểu rõ thời gian hoạt động của mục tiêu sẽ giúp việc bố trí vị trí bảo vệ hiệu quả hơn.
Đặc biệt tại các nhà máy lớn, thời gian nghỉ trưa của công nhân viên rất quan trọng. Công nhân có thể lợi dụng giờ nghỉ trưa để thực hiện các hành vi trộm cắp, giấu tài sản. Vì vậy, có thể phải tăng cường bảo vệ trong thời gian nghỉ trưa. Kiểm soát lối ra vào của công nhân. Việc xây dựng Phương án bảo vệ mục tiêu cần thiết thực và hợp lý để đảm bảo an ninh.
Ngoài ra, thời gian làm việc chính thức, tăng ca cũng cần được chú trọng. Khi công nhân viên tăng ca thì có cần bảo vệ tăng ca cùng để kiểm soát hay không.
Từ những nội dung trên, công ty bảo vệ PMV từ đó xây dựng nên Phương án bảo vệ phù hợp cho từng mục tiêu. Mang đến sự an tâm, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách hàng. Bảo vệ chuyên nghiệp PMV là một trong số ít những doanh nghiệp có Phương án hiệu quả, tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
NỘI DUNG CỦA PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MỤC TIÊU
Đối với Bảo vệ PMV, Phương án bảo vệ thường được xây dựng sau bước khảo sát mục tiêu. Khi khách hàng có nhu cầu cần thuê dịch vụ bảo vệ. Đặc biệt là các nhà máy hoặc mục tiêu cần nhiều bảo vệ. PMV thường tiến hành khảo sát thực tế trước. Sau đó từ những thông tin tìm hiểu được để xây dựng Phương án bảo vệ tổng quát cho khách hàng. Nội dung của Phương án sẽ bao gồm các nội dung sau:
1, Tổng quan sơ bộ về đặc điểm mục tiêu
Phần đầu của Phương án bảo vệ sẽ là tóm tắt tổng quan về mục tiêu. Những đặc điểm cần lưu ý về an ninh. Đánh giá về rủi ro (nếu có). Thông thường, dựa trên kết quả khảo sát, phòng Nghiệp vụ bảo vệ sẽ có những đánh giá ban đầu về mục tiêu. Ngoài ra, việc đánh giá tổng quan ban đầu sẽ khiến khách hàng nhìn nhận thực tế về mục tiêu của mình.
2, Số lượng bảo vệ, phân bổ vị trí bảo vệ, thời gian làm việc
Với đặc điểm mục tiêu đã được nêu rõ ở Phần đầu, thì PMV sẽ bố trí số lượng bảo vệ như thế nào. Thông thường, Phương án bảo vệ mục tiêu cần nêu rõ số lượng bảo vệ ca ngày, ca đêm. Số lượng bảo vệ tăng ca. Số lượng bảo vệ tại mỗi vị trí là bao nhiêu.
Với số lượng bảo vệ như vậy thì sẽ được bố trí ở những vị trí nào? Tại cổng chính bao nhiêu người, tại cổng phụ là bao nhiêu người? Bao nhiêu người tuần tra? Hay số lượng kiểm soát xuất nhập hàng? Bao nhiêu người ở bãi xe?… Các vị trí phối hợp với nhau như thế nào?
Đâu là vị trí Đội trưởng, đâu là ca trưởng? Thời gian làm việc của mỗi ca là từ thời gian nào? Bao nhiêu tiếng một ngày? Thời gian tăng ca ra sao? Sắp xếp như thế nào?..
4, Nhiệm vụ chính của các vị trí trong phương án bảo vệ mục tiêu
Trong Phương án bảo vệ phải được nêu rõ nhiệm vụ chính của các vị trí. Ví dụ, vị trí cổng sẽ làm những gì. Tuần tra thì làm những gì? Kiểm soát xuất/nhập thì làm những gì?… Việc nêu nhiệm vụ của các vị trí sẽ giúp khách hàng có đánh giá tổng quan tốt hơn đối với mục tiêu của mình. Họ xem xét việc bố trí số lượng bảo vệ có thực sự phù hợp hay không? Có hợp lý hay không.
Việc nêu ra nhiệm vụ của các vị trí khiến khách hàng hiểu rõ, tại sao cần phải bố trí bảo vệ ở địa điểm đó. Nhiệm vụ của vị trí bảo vệ bao gồm những gì? Mục đích là để làm gì và nó có thực sự phù hợp hay không. Khi có sự cố xảy ra, vị trí đó có sẽ hỗ trợ các vị trí khác như thế nào. Phương án phối hợp xử lý ra sao…
5, Phương án xử lý các tình huống phát sinh
Ngoại trừ việc bố trí vị trí cố định ra, Trong Phương án bảo vệ mục tiêu cần đề cập thêm các phương án phát sinh khác. Phòng ngừa các trường hợp có sự cố xảy ra. Việc đưa ra các kế hoạch phòng tránh trước sẽ giúp khách hàng chủ động hơn. Các tình huống có thể phát sinh bao gồm:
- Tình huống cháy nổ, hoả hoạn xảy ra
- Xử lý khi có trộm cắp đột nhập vào mục tiêu
- Diễn ra bạo động, đình công của công nhân nhà máy
- Các bước xử lý khi có sự cố về thời tiết: mưa to, bão lũ…
- Xử lý khi có bom, mìn trong mục tiêu
Tại Bảo vệ PMV, chúng tôi sẽ xây dựng Phương án bảo vệ dựa trên nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, việc phát triển kế hoạch xử lý khi có phát sinh cũng được dựa vào đặc điểm của từng mục tiêu. Mỗi khách hàng sẽ có những Phương án an ninh khác nhau.
Tham khảo thêm kênh Youtube TẠI ĐÂY
Ha Tran
Tôi thấy các bạn rất chuyên nghiệp trong làm việc và giao tiếp. Tôi chúc các bạn thành công, tôi gửi lời cám ơn bạn Thành, Hòa, Vương và Vũ những người đã làm việc chăm chỉ cho chúng tôi
Cảm ơn anh!