Ngày nay, rất nhiều các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp mọc lên với đa dạng các loại hình sản xuất. Nhà máy nào thì cũng cần nhân viên bảo vệ – có thể dùng dịch vụ bảo vệ hoặc tự tổ chức. Vai trò bảo vệ là rất quan trọng để giữ an ninh trật tự, an toàn cho hoạt động của nhà máy. Cần rất nhiều bảo vệ cho nhà máy, tuy nhiên, làm bảo vệ cho nhà máy tưởng dễ mà không dễ!
————————
Mục lục bài viết
BẢO VỆ CHO NHÀ MÁY
Trước khi vào nội dung chính của bài viết này. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trước về Dịch vụ bảo vệ Nhà Máy. Qua đó chúng ta sẽ được biết bảo vệ cho nhà máy là cần phải làm những gì? Tại sao lại cần làm những việc đó? Tuy nhiên, nội dung đó mới chỉ là khái niệm cơ bản.
Để tìm hiểu chuyên sâu hơn một chút nữa, chúng ta tiến đến tìm hiểu về Bảo vệ chuyên nghiệp cho Nhà Máy. Trong bài viết đó đã mô tả một cách kỹ càng hơn, chuyên nghiệp hơn về việc bảo vệ cho nhà máy. Thực hiện công việc bảo vệ bằng phương pháp chuyên nghiệp. Các bạn xem kỹ 2 bài viết đó nhé!
Tiếp theo chuỗi bài viết về bảo vệ chuyên nghiệp nhà máy, vẫn còn các bài mở rộng. Bài viết này mô tả chi tiết về Nhiệm vụ của các vị trí bảo vệ Nhà Máy. Đồng thời còn có bài viết Bảo vệ Nhà Máy vào ban đêm hướng dẫn các bạn cách làm đêm sẽ như thế nào? v.v
Trong nội dung bài viết này, chúng tôi chia sẻ với các bạn những điều quan trọng khi làm bảo vệ cho nhà máy. Đây là những điều mà nhiều bạn làm việc lâu năm nhưng có thể vẫn chưa biết. Vì vậy, bài viết này rất có ích cho các bạn bảo vệ chuyên nghiệp và các nhà quản lý bảo vệ tại nhà máy.
Vai trò nhiệm vụ của Bảo vệ Nhà Máy
Kiểm tra, kiểm soát người và phương tiện ra vào Nhà máy theo đúng nội quy, quy định, quy trình của nhà máy. Người ở đây bao tất cả các đối tượng như Công Nhân Viên, Nhà Thầu, Khách … Còn phương tiện thì cũng bao gồm tất cả Xe tải, xe hơi, xe container, ba gác, xe máy .v.v. Tất cả đều phải kiểm tra, kiểm soát theo đúng nội quy, quy định, quy trình của nhà máy và yêu cầu nghiệp vụ bảo vệ.
Kiểm tra kiểm soát để đảm bảo an toàn mọi hàng hóa, tài sản của nhà máy không bị mất mát, thất thoát. Khái niệm về tài sản nhà máy là bao gồm: Sản phẩm là thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên liệu, vật tư, trang thiết bị, cơ sở vất chất .v.v những gì có giá trị mà thuộc quyền sở hửu của Nhà máy đều là tài sản Nhà máy. Bạn phải có trách nhiệm đảm bảo an toàn, nghĩa là không bị mất mát, hư hao do trộm cắp, cất giấu hoặc phá hoại.
Duy trì nội quy trật tự là nhiệm vụ thứ ba của bảo vệ cho nhà máy. Duy trì như thế nào? Cứ theo Nội quy, quy định nhà máy và các quy định của pháp luật mà duy trì. Đồng thời phải nhớ các yêu cầu của Chủ Quản đối với từng trường hợp nội quy.
Xem thêm: Bảo Vệ Nhà Máy Như thế nào
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BẢO VỆ CHO NHÀ MÁY
Kiểm soát Khách ra vào Nhà Máy
a) Khi vào nhà máy
- Bảo vệ cần ghi lại các thông tin: Tên khách, cơ quan công tác, mục đích vào nhà máy?
- Liên hệ bằng bộ đàm hoặc điện thoại vào bên trong để báo cho người cần gặp ra đón. Nếu không có hẹn trước thì phải cần có sự đồng ý của người muốn gặp.
- Ghi lại thông tin của khách vào sổ đăng ký khách ra vào
- Cho khách đăng ký những đồ vật có giá trị mang vào,
- Phát cho khách thẻ và những dụng cụ bảo hộ như mũ, giầy, kính … chỉ dẫn khách điểm đến và cách thức di chuyển trong mục tiêu
b) Khi ra khỏi nhà máy
- Kiểm tra túi xách của khách. Nếu Nhà máy có quy định này thì các bạn cứ xin phép kiểm tra và tiến hành kiểm tra một cách bình thường. Hãy nhớ rằng bạn không kiểm tra sẽ bị chính người khách hàng chê cười bạn.
- Nếu khách có mang theo sản phẩm, trang thiết bị ra ngoài thì phải kiểm tra. Kiểm tra các đồ vật khách mang ra và đối chiếu đúng với giấy phép của đơn vị chủ quản (có chữ ký hợp lệ của người có thẩm quyền)
- Thu lại các dụng cụ đã phát cho khách. Đề nghị khách ghi vào sổ giờ ra và ký tên
Kiểm soát Công Nhân ra vào Nhà Máy
a) Khi vào Nhà Máy
- Kiểm tra trang phục, thẻ, mũ và các trang thiết bị bảo hộ. Đối chiếu xem trang phục, bảo hộ có đúng với tiêu chuẩn trong quy định của đơn vị chủ quản
- Phải đăng ký các công cụ, dụng cụ sản xuất mang vào (nếu có)
- Công nhân Nhà Thầu, Công nhân thời vụ làm việc ngắn ngày phải kiểm tra tên trong danh sách cho phép của đơn vị chủ quản
b) Khi ra khỏi Nhà Máy
- Tất cả công nhân nếu có đội mũ bảo hộ thì cần bỏ mũ xuống và ra lần lượt đi ra
- Kiểm tra cẩn thận túi xách, đối chiếu vật dụng mang ra theo giấy của đơn vị chủ quản và lấy lại đồ theo như đã đăng ký. Ngoài ra không được mang ra bất cứ vật dụng gì
- Nhân viên bảo vệ cần kiểm tra cẩn thận bên hông, phía trước, giầy, ống chân,…
- Nếu có mang hàng hóa tài sản ra ngoài thì bắt buộc phải có giấy. Trong giấy phải đúng đủ chữ ký và ghi rõ ngày giờ, chủng loại, số lượng, … trong giấy cho ra
Kiểm soát Phương Tiện ra vào Nhà Máy
a) Phương tiện chở hàng khi vào Nhà Máy
- Phải dừng tại cổng, tài xế cần xuất trình giấy tờ, đăng ký biển số xe, tên xe, vật dụng mang vào, giờ vào trong sổ, thông báo cho người có trách nhiệm của đơn vị chủ quản cho ý kiến
- Cho lái xe đăng ký các vật dụng có giá trị để đối chiếu khi ra
- Mở cổng cho xe vào
b) Phương tiện chở hàng khi ra khỏi Nhà Máy
- Xe dừng tại cổng, tài xế cần ghi giờ ra và đăng ký vào sổ đăng ký
- Tài xế phải xuất trình giấy tờ có liên quan nếu có hàng hóa cần mang ra ngoài
- Bảo vệ kiểm tra giấy xuất hàng và đối chiếu với thực tế hàng hóa trên xe
Lưu ý vị trí bảo vệ Tuần tra Nhà Máy
- Tuần tra khu vực được giao, phát hiện, bắt giữ, lập biên bản những người vi phạm nội quy nhà máy. Phát hiện, ngăn chặn những hành vi phá hoại, vi phạm an toàn lao động. Phát hiện sự cố cháy nổ, máy móc hỏng hóc
- Kiểm tra các công cụ PCCC và hệ thống báo cháy, đảm bảo khi xảy ra sự cố sẽ mang lại hiệu quả sử dụng cao nhất. Thực hiện kiểm tra khóa các cửa sổ, cửa ra vào. Kiểm tra các thiết bị sử dụng bằng điện về độ an toàn, đặc biệt là cháy nổ
- Phải mang theo các thiết bị phù hợp khi tuần tra như bộ đàm, đèn pin, dùi cui. Giám sát, kiểm soát người trong khu vực làm việc, chú ý giám sát các khu vực cấm, khu vực nguy hiểm
Bảo vệ cho nhà máy và những điều cần biết khác
- Dùng các phương tiện liên lạc như Bộ đàm, điện thoại để phối hợp với các vị trí khác
- Phải ghi chép sổ sách rõ ràng cẩn thận. xem thêm Hướng dẫn mẫu sổ sách bảo vệ | Cách ghi chép các mẫu sổ bảo vệ, Chú ý ghi rõ số công nhân làm việc thuộc công ty nào, làm việc ở đâu, thời gian cụ thể
- Chú ý đến các khu vực quan trọng như nhà kho, trạm bơm, máy phát điện, các khu vực có tài sản dễ mất, khu văn phòng, nhà xưởng
- Kiểm tra chặt chẽ việc lên hàng và xuống hàng tại kho
- Điều tiết, hướng dẫn các phương tiện đi lại trong nhà máy cho nhịp nhàng. Tránh gây ách tắc giap thông, đi vào đường cấm, đường nguy hiểm .v.v
- Kiểm tra các cửa ra vào, cửa sổ, các trang thiết bị sử dụng điện khi công nhân, nhân viên nhà máy ra về
- Nhắc nhở các công nhân, nhân viên nhà máy tuân thủ các biện pháp an toàn lao động.
KẾT LUẬN VỀ BẢO VỆ CHO NHÀ MÁY
Thực tế công việc bảo vệ cho nhà máy là rất nhiều việc phải làm. Trong nội dung bài viết này Bảo vệ PMV chỉ đưa ra những điểm chính, điểm quan trọng. Để làm tốt công việc bảo vệ cho nhà máy, các nhân viên bảo vệ phải bám vào các quy tắc, quy định của khách hàng. Kết hợp với những yêu cầu về nghiệp vụ bảo vệ. Từ đó vận dụng linh hoạt vào từng trường hợp cụ thể. Nhưng làm gì thì cũng phải nhớ kỹ một điều là chúng ta là bảo vệ cho nhà máy.
Để biết thêm chi tiết về bảo vệ cho nhà máy. Quý vị và các bạn có thể tham khảo trang các bài viết khác. Hoặc liên hệ trực tiếp với Bảo vệ PMV 1900 633 838
Nếu là Khách hàng, quý vị có nhu cầu sử dụng dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp của PMV. Xin vui lòng gọi số Hotline: 1900 633 838 hoặc 0988 488 506. Quý vị cũng có thể liên hệ với PMV tại, Các Văn Phòng Dịch Vụ Bảo Vệ PMV trên toàn quốc
Hãy xem video sau để biết thêm chi tiết: