Nghề bảo vệ có vẻ đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta. Khi nhắc đến nghề nghiệp này, chắc hẳn ai cũng sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh những người mặc áo xanh rất quen thuộc. Có thể dễ dàng bắt gặp ở bất cứ đâu; quen thuộc là thế nhưng với nhiều người; lại có ác cảm và những cái nhìn không tốt về cái nghề này. Vậy thì lý do là gì? Nghề bảo vệ có những khó khăn, góc khuất nào đằng sau hay không? Hãy cùng PMV tìm hiểu trong bài viết này nhé.
Mục lục bài viết
Tìm hiểu về ngành bảo vệ
Bảo vệ hay còn gọi là Security Guard; được biết đến là những người chịu trách nhiệm ngăn chặn những hành vi xấu. Bảo vệ tài sản, vật chất, an toàn tính mạng cho con người. Thực tế thì nghề bảo vệ sẽ hoạt động trên rất nhiều mảng như:
- Bảo vệ tài sản, mục tiêu cố định
- Dịch vụ bảo vệ kho bãi, cảng biển, kho hàng…
- Bảo vệ trường học, bệnh viện, tòa nhà, công ty…
- Dịch vụ vệ sĩ (bảo vệ cho một cá nhân nào đó)
- Các hình thức sử dụng bảo vệ khác, hợp pháp và theo nhu cầu của khách hàng
Chính vì xuất hiện ở nhiều nơi. Nên nghề bảo vệ càng trở nên quen thuộc và gần gũi đối với mọi người. Nhưng không vì nó quen thuộc mà tất cả mọi người đều có cái nhìn tốt về ngành nghề này.
Nghề bảo vệ là nghề “ít học”
Mặc dù nghề nào cũng là nghề. Một công việc không phạm pháp cũng không xấu xa. Nhưng khi nhắc đến nghề bảo vệ, rất nhiều người lại có cái nhìn không mấy thiện cảm. Thậm chí còn cho rằng đây là nghề “ít học”.
Rất dễ để chúng ta bắt gặp hình ảnh các anh, các chú bảo vệ tại trường học, siêu thị, bệnh viện… Họ ngồi trực tại các ô, nhà di động dành riêng cho bảo vệ. Theo đó thì đây là một công việc không nặng nhọc, không cần phải suy nghĩ, ít yêu cầu. Từ đó, cái mác “ít học” hay “nghề dành cho những người lười” lại được gắn vào những người mặc áo xanh bảo vệ. Trái ngang thay khi còn có những ý kiến cho rằng; chỉ những người không học hành đàng hoàng mới buộc phải chọn nghề này.
Tuy nhiên, “ít học” không chỉ thể hiện trên một thứ duy nhất là tấm bằng cầm trên tay. Mà quan trọng hơn nó thể hiện ở thái độ, cách ứng xử với mọi người. Việc tôn trọng pháp luật và luôn có trách nhiệm với công việc mình làm đó mới là điều đáng trân trọng.
Một ví dụ dễ thấy rằng: một cán bộ công chức sau khi về hưu; có thể xin làm bảo vệ để kiếm thêm thu nhập; và có thêm niềm vui trong cuộc sống. Thì không có nghĩa, chỉ những người “ít học” mới tìm đến nghề này.
Vậy nếu mang lên bàn cân với những người học thức cao. Nhưng dựa vào đó để lách luật, và trục lợi cho bản thân. Thì liệu có phải là những điều đáng trân quý?
Công việc đơn giản thì không mang lại giá trị?
Thực tế có thể nhìn thấy thì nghề bảo vệ không quá nặng nhọc hay cần suy nghĩ và tính toán nhiều. Nhưng điều đó không có nghĩa đây là một nghề không mang lại giá trị cho xã hội.
Vai trò và trách nhiệm của những người làm bảo vệ là mang lại sự an toàn và an ninh cho các hoạt động trong cuộc sống. Nếu như không có những người làm bảo vệ. Chúng ta sẽ không thể an tâm để có thể làm việc và kinh doanh sản xuất được. Nên những người mặc áo xanh cũng giữ vai trò rất quan trọng. Và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của chúng ta.
Mỗi ngành nghề mỗi nhiệm vụ. Đã có ngành nghề đó trên cuộc sống này, và hơn hết là có sự chứng nhận dựa trên pháp luật thì không có ngành nào là vô dụng cả. Nghề nào cũng có những cống hiến của người lao động và mang lại những lợi ích riêng cho xã hội phát triển toàn diện.
Những khó khăn đối với nghề bảo vệ
Mang danh là những người ổn định trật tự, mang lại an ninh. Một nghề không yêu cầu quá cao, không phải suy nghĩ nhiều. Nhưng không có nghĩa là không có áp lực và những khó khăn riêng. Nghề nào cũng có những đặc thù riêng biệt; và phải đặt trách nhiệm lên hàng đầu. Vậy thì những khó khăn đối với nghề bảo vệ là gì?
- Đối mặt trực tiếp với rủi ro, nguy hiểm. Đây được xem là một nghề có mức rủi ro cao hàng đầu chỉ sau công an và bộ bội. Khi đặt trường hợp xấu nhất và có rủi ro xảy ra; thì bảo vệ luôn là người phải lấy thân mình ra để bảo vệ cho tài sản và con người nơi họ làm việc.
- Thời gian làm việc đặc thù. Không như những nghề khác; nghề “thức cho người khác ngủ” là một ngành nghề phải làm khi người ta ngủ, trực đêm; làm trong ngày lễ, tết… Nhiều môi trường thì đây là điều bắt buộc. Trong lúc người khác vui vẻ bên gia đình hay nghỉ ngơi; thì những người làm bảo vệ sẽ phải canh gác để cho người khác sự bình yên và vui vẻ.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đặc thù công việc là mang lại an ninh. Thì việc canh gác trong trời nắng mưa là điều không thể tránh khỏi. Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người bảo vệ.
Hãy tôn trọng chúng tôi – “nghề bảo vệ”
Nghề nào cũng vậy, đều có ích và mang lại những giá trị nhất định trong xã hội. Mỗi người mỗi nhiệm vụ, nên không thể nói được rằng đâu là nghề “ít học”; nghề nhàn rỗi hay công việc dành cho những người lười. Mà mỗi người sẽ có những trách nhiệm với công việc mà mình phụ trách khác nhau. Và đều cần được tôn trọng như nhau trong cuộc sống; nghề bảo vệ cũng không ngoại lệ.
Vậy nên hãy có một cái nhìn khách quan và thiện cảm để đánh giá cho những người “thức cho người khác ngủ”. Họ cũng cần được tôn trọng và cần được đối xử một cách văn minh.
Xem thêm: Người bảo vệ nói gì về nghề bảo vệ tại:
Ngọc Mai