Làm việc tại Mục tiêu, nhân viên bảo vệ phải tuân thủ nhiều quy định khác nhau. Một số quy định do Khách hàng đặt ra, nhưng hầu hết là do Công ty dịch vụ bảo vệ quy định. Nếu không hiểu rõ các quy định này, nhân viên bảo vệ sẽ dễ mắc sai lầm, bị phê bình, hoặc thậm chí bị sa thải. Ngược lại, nếu nắm vững các quy định, công việc bảo vệ sẽ trở nên đơn giản và hiệu quả. Bài viết này sẽ giới thiệu những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc tại Mục tiêu,
Mục lục bài viết
NHỮNG QUY ĐỊNH KHI NHÂN VIÊN BẢO VỆ LÀM VIỆC
Trước khi bắt đầu nội dung bài viết, xin nhắc nhở anh em rằng đây là những quy định. Đã là quy định có nghĩa là bắt buộc phải thực hiện. Là một công ty bảo vệ chuyên nghiệp, bảo vệ PMV phải có các quy định, quy trình để đảm bảo tính nghiêm túc, trật tự và thống nhất.
Thực tế cho thấy, công ty nào càng quy củ, rõ ràng, thì công ty ấy càng chuyên nghiệp. Bài viết này sẽ giúp cho anh em Bảo vệ tại PMV biết mà thực hiện cho đúng. Đối với anh em không làm cho PMV có thể tham khảo. Nếu anh em ta không hiểu những quy định này, có thể anh em sẽ gặp rủi ro trong công việc. Phần in nghiêng là phần diễn giải, bình luận, hoặc giải thích của chúng tôi.
Thay đổi vị trí trực khi đang trực
Khi bạn đang trực ở vị trí này (vị trí A) bạn có được đổi qua vị trí khác (vị trí B) không? Nếu có, thì đó được gọi là thay đổi vị trí khi đang trực.
Thay đổi vị trí khi đang trực hay còn gọi là hoán đổi vị trí khi đang trực. Việc làm này sẽ giúp anh em bảo vệ đỡ nhàm chán và đỡ buồn ngủ. Hoán đổi như vậy để san sẻ gánh nặng cho một vị trí; bởi vì trong một Mục tiêu, thường có vị trí này vất vả nhiều việc hơn vị trí kia! Tuy nhiên, việc thay đổi hay hoán đổi này cần phải có quy định cụ thể. Nếu không quy định chặt chẽ sẽ bị lạm dụng và mang lại kết quả tiêu cực.
Quy định về đổi vị trí khi đang canh trực
Nguyên tắc: Trong khi làm việc nhân viên bảo vệ trực ở vị trí nào thì phải ở vị trí đó cho đến hết ca trực. Nhân viên chỉ được thay đổi vị trí trong 2 trường hợp sau đây:
1). Việc thay đổi vị trí là có được ghi trong bản mô tả nhiệm vụ. Nếu trong bản mô tả nhiệm vụ không thể hiện việc thay đổi/hoán đổi vị trí thì nhân viên bảo vệ nhất định không di chuyển đến vị trí khác. Còn nếu mô tả nhiệm vụ có quy định thay đổi/hoán đổi vị trí thì chúng ta sẽ thay/hoán đổi khi cần. Mỗi lần thay/hoán đổi phải ghi vào sổ Nhật Ký Ca Trực.
2). Do người ca trưởng đang điều hành ca trực chỉ định việc thay đổi. Ca trưởng, hoặc chỉ huy trong ca xét thấy cần hoán đổi thì ra lệnh hoán đổi vị trí. Mặc dù vậy, các nhân viên bảo vệ nên nhớ rằng nếu không phải Ca trưởng đang trực, hoặc Đội trưởng điều động thì nhất định không được bỏ vị trí mình đến vị trí khác.
Tìm hiểu thêm: Những quy định về bàn giao ca trực cho ca sau
Ghi nhớ: Chỉ thay đổi vị trí khi điều đó nằm trong Phương Án Bảo Vệ, Bản Mô Tả Công Việc; hoặc khi có sự điều động của Ca trưởng. Đây là những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc tại Mục tiêu của Bảo vệ PMV
Tại sao phải đổi vị trí như vậy?
Thứ nhất là để ngăn ngừa việc tự rời bỏ vị trí mình để qua vị trí khác; hoặc tự ý đi đến chỗ khác không thuộc nhiệm vụ của mình.
Thứ hai mỗi vị trí bảo vệ đều có chức năng, nhiệm vụ của riêng mình. Ai làm việc ở vị trí nào thì sẽ gắn trách nhiệm của mình với vị trí đó. Việc thay đổi vị trí sẽ ảnh hưởng đến Phương Án Bảo Vệ hoặc ảnh hưởng đến kết quả làm việc. Một bạn làm việc rất tốt ở vị trí này; nhưng đổi qua bạn khác lại làm không tốt thì sẽ ảnh hưởng kết quả chung.
Thứ ba là đã từng xảy ra câu chuyện như sau: Bạn A đang trực ở vị trí số 1 đây là vị trí có nhiều tài sản có giá trị. Bạn B trực ở vị trí số 2, cả hai bạn đều là Nhân Viên. Bạn B đi qua chỗ bạn A rồi bảo A di chuyển qua vị trí của B. Do bạn A không biết gì nên làm theo. B nhanh chóng thực hiện hành vi trộm cắp tại vị trí của A. Sau đó B lại quay về đổi trả vị trí cho A. Cuối cùng, phát hiện ra có sự mất mát tại vị trí của A. Căn cứ vào lịch trực và bảng phân công vị trí thì bạn A là người phải chịu trách nhiệm. Bởi vì sự việc xảy ra tại vị trí và trong ca trực của A.
Vì vậy, theo những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc tại Mục tiêu thì PMV cấm tự ý hoán đổi vị trí khi đang trực!
Khi đang trực được điều đi tăng cường hỗ trợ vị trí khác
Bạn đang trực ở vị trí A nhưng bị điều đến vị trí B để hỗ trợ. Đây gọi là khi đang trực được điều đi tăng cường hỗ trợ vị trí khác.
Trong mục tiêu có nhiều vị trí mà một trong số các vị trí đó có sự cố, hoặc cần được hỗ trợ, thì Ca Trưởng trở lên có quyền điều động nhân viên ở vị trí khác đến để hỗ trợ, phối hợp giải quyết.
Trường hợp Mục tiêu xảy ra hỏa hoạn, trộm cắp, gây rối, hoặc các sự cố an ninh nghiêm trọng khác thì các vị trí gần nhất phải chủ động đến hỗ trợ mà không cần có sự điều động của Ca trưởng, trừ trường hợp việc rời bỏ vị trí của mình có thể gây nguy hại tới an ninh, an toàn cho Mục tiêu.
Khi nào thì cần đi tăng cường hỗ trợ vị trí khác?
Khác với quy định số 1 là “thay đổi vị trí”. Tức là bạn này đổi chỗ làm việc cho bạn kia. Trong quy định số 2 này là rời bỏ vị trí mình để đến hỗ trợ cho vị trí khác. Đến để cùng vị trí khác xử lý sự cố, sự vụ nào đó. Tuy nhiên, bạn phải xác định sự việc nào thì cần đi hỗ trợ? Khi nào thì được đi?
Nếu ai cũng tự ý rời đi dẫn đến chỉ một sự việc nhỏ mà 3,4 vị trí cùng đến! Trong khi bạn đi như vậy, vị trí bạn sẽ bỏ trống nên rất dễ bị kẻ gian hành động. Vì vậy, bạn phải xác định rõ những trường hợp nào thì được phép đi tăng cường hỗ trợ?
Những trường hợp được phép đi tăng cường hỗ trợ
Theo quy định của PMV, Nhân viên Bảo Vệ làm việc tại Mục tiêu sẽ phải đi đến vị trí khác để tăng cường hỗ trợ trong 2 trường hợp, sau đây:
Trường hợp thứ nhất phải có 2 điều kiện, đó là đã “có sự cố” xảy ra và “Ca Trưởng điều động”. Đây thường là những sự cố nhỏ nên phải xác định cần bao nhiêu người hỗ trợ? và đó là những vị trí nào? Trong trường hợp này, hãy nhớ rằng phải được Ca trưởng điều động chứ bạn không tự ý đi đến!
Trường hợp thứ hai là rơi vào “trường hợp khẩn cấp”. Đây là sự cố nghiêm trọng như: hỏa hoạn, trộm cắp đột nhập, có người đến gây rối, xảy ra đánh lộn .v.v. Trong trường hợp này thì không cần sự cho phép của Ca trưởng, bắt buộc các vị trí phải tập trung về để hỗ trợ, xử lý. Tuy nhiên, bạn được phép KHÔNG ĐI nếu bạn đang trực ở vị trí bảo vệ quan trọng mà nếu bạn đi sẽ ảnh hưởng lớn đến an ninh, an toàn của Mục tiêu.
Tham khảo thêm: Các quy định về điều động nhân viên bảo vệ di chuyển nơi làm việc
Huy động lực lượng tăng cường cho Mục tiêu
Bạn đang nghỉ ngơi ở nhà nhưng bị gọi đến Mục tiêu ngay để hỗ trợ. Đó được gọi là huy động lực lượng tăng cường cho Mục tiêu.
Khi nào cần huy động lực lượng tăng cường
Trong mọi trường hợp Mục tiêu xảy ra sự cố thì các nhân viên bảo vệ dù đang nghỉ ngơi ở nhà cũng phải lập tức đến mục tiêu để hỗ trợ. Các Ca trưởng, Đội trưởng có quyền gọi điện thông báo và yêu cầu bạn đến hỗ trợ. Nhân viên đến tăng cường hỗ trợ sẽ được chấm công, tính lương. Nhân viên nào cố tình không đến sẽ bị kỷ luật. Đó là những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc tại Mục tiêu,
Chấp hành mệnh lệnh huy động tăng cường
Khi Mục tiêu “xảy ra sự cố”, dù bạn không trong ca trực, bạn đang ở nhà, đang ngủ nghỉ, hoặc đang nghỉ phép, nghỉ không lương cũng phải nhanh chóng có mặt để phối hợp hỗ trợ cho đồng nghiệp. Chúng ta đến vì đạo đức nghề nghiệp, vì tinh thần trách nhiệm với Mục tiêu, tinh thần hỗ trợ đồng đội mình. Bù lại, Công ty sẽ chấm công, tính lương hoặc khen thưởng cho bạn. Điều này đã được PMV thể hiện trong những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc tại Mục tiêu.
Chịu trách nhiệm pháp lý về nhiệm vụ được giao tại vị trí
Nhân viên bảo vệ làm việc tại vị trí nào thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về vị trí đó. Trách nhiệm bao gồm: sự sơ suất, sự lơ là, sự thiếu trách nhiệm, sự sai sót trong nghiệp vụ, vi phạm các quy định và nhiệm vụ của vị trí.
Chịu trách nhiệm về ca trực của mình.
Nhân viên phải chịu trách nhiệm tại vị trí trực của mình từ khi vào nhận ca cho đến khi hết ca trực của mình. Nếu vị trí trực của bạn được chuyển tiếp cho người khác thì bạn phải bàn giao đầy đủ, chi tiết cho người khác. Như vậy, trong suốt ca trực nếu để xảy ra sự cố gì bạn phải là người chịu trách nhiệm; và bạn phải có trách nhiệm bàn giao đầy đủ cho người sau.
Chỉ huy các cấp phải chịu trách nhiệm pháp lý với vị trí mình đảm nhiệm. Chỉ huy cấp trên chịu trách nhiệm liên đới nếu cấp dưới làm sai. Đó là Những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc tại Mục tiêu
Ghi nhớ về trách nhiệm pháp lý của nhân viên bảo vệ
Bạn phải chịu trách nhiệm mọi mặt trong ca trực của mình tại vị trí mình. Nếu bạn làm sai dẫn đến hậu quả, hoặc làm hư, làm hỏng, làm mất do cố ý hoặc sơ suất … bạn đều phải chịu trách nhiệm. Phạm vi trách nhiệm của bạn theo quy định của Pháp luật Việt Nam. Vì thế, hãy nhớ rằng không làm thì thôi, đã làm là phải tận tân, trách nhiệm. Bởi nếu sơ suất bất cẩn để xảy ra sự cố thì bạn là người đầu tiên chịu trách nhiệm. Đó là những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc tại Mục tiêu
Trách nhiệm của người chỉ huy lực lượng bảo vệ
Người chỉ huy là người có quyền hạn và đồng thời là người phải có trách nhiệm. Chỉ huy ở cấp độ nào chịu trách nhiệm trong cấp độ đó.
Chỉ huy chịu trách nhiệm liên đới
Chỉ huy cấp trên chịu trách nhiệm liên đới nếu cấp dưới làm sai. Có nghĩa là khi có sự cố, sự vụ xảy ra. Ai là chỉ huy cấp trên đều phải chịu trách nhiệm liên quan. Tùy theo cấp độ mà chỉ huy sẽ chịu trách nhiệm theo mức độ khác nhau.Ví dụ: Ca trưởng sai thì Đội trưởng trực tiếp chịu một phần. Chỉ huy khu vực cũng chịu nhưng phần nhỏ hơn Đội trưởng. Trưởng chi nhánh chịu nhỏ hơn chút nữa. Người nào càng gần thì người đó ảnh hưởng càng lớn, do đó chịu trách nhiệm càng lớn.
Phân định trách nhiệm của chỉ huy bảo vệ
Trong công việc, Ca trưởng chịu trách nhiệm trong ca của mình. Đội trưởng chịu trách nhiệm đội của mình. Chỉ huy khu vực chịu trách nhiệm khu vực mình. Trưởng chi nhánh chịu trách nhiệm trong chi nhánh mình. Trưởng phòng chịu trách nhiệm phòng mình. Trách nhiệm ở đây là trách nhiệm mọi mặt về kết quả công việc, sự cố, kỷ luật .v.v.
Điều này nói lên rằng anh là Chỉ huy thì anh phải có trách nhiệm quản lý, điều hành, đôn đốc, kiểm tra, đào tạo, hướng dẫn … cho cấp dưới của mình. Nếu anh không làm như trên hoặc buông lỏng, chủ quan thì khi có chuyện anh cũng phải liên đới chịu trách nhiệm. Những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc tại Mục tiêu của PMV là vậy!
Tham khảo thêm về công việc của: Người Đội Trưởng bảo vệ mục tiêu
Việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên bảo vệ
Đào tạo nâng cao nghiệp vụ là công việc của những cán bộ, chỉ huy các cấp. Cấp trên sẽ đào tạo cho các cấp dưới, cấp dưới tuân theo chỉ đạo, hướng dẫn của cấp trên. Ca trưởng đào tạo cho nhân viên trong ca. Đội tưởng đào tạo cho Ca trưởng và Nhân viên trong đội. Chỉ huy khu vực đào tạo cho các Đội trưởng, Ca trưởng, Nhân viên. Cứ như vậy theo phân cấp mà thực hiện. Đây là những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc.
Nội dung đào tạo cho nhân viên bảo vệ
Hàng ngày, mỗi khi đến kiểm tra các chỉ huy phải kết hợp đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên, gồm:
- Những yêu cầu, quy định của khách hàng,
- Cuốn sổ tay nhân viên bảo vệ
- Bản mô tả nhiệm vụ tại vị trí,
- Phương án bảo vệ của Mục tiêu,
- Các Nội quy, Quy chế, Quy định của công ty,
Trách nhiệm của chỉ huy là phải liên tục đào tạo hướng dẫn cho cấp dưới. Sao cho, người chưa biết gì trở thành biết một ít. Người biết ít trở thành biết nhiều. Người đã biết nhiều trở thành biết nhiều hơn, đó là Những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc tại Mục tiêu
Ngoài nội dung đào tạo theo phương pháp “cầm tay chỉ việc” nêu trên. Nhân viên bảo vệ phải có trách nhiệm tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo do Khu vực, Chi nhánh hoặc Công ty tổ chức.
Đào tạo trực tiếp khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc tại Mục tiêu
Bảo vệ PMV xác định việc đào tạo hiệu quả nhất vẫn là đào tạo trực tiếp tại Mục tiêu. Dùng chính những yêu cầu và quy định của khách hàng làm nội dung đào tạo. Tiếp đến là dùng cuốn sổ tay chứa đựng đầy đủ những hướng dẫn cơ bản cho bảo vệ. Kế đến là bản mô tả nhiệm vụ của từng vị trí. (Nếu vị trí nào chưa có bản mô tả này thì bắt buộc phải thiết lập nó ngay). Kế tiếp là phương án bảo vệ của Mục tiêu? Sau cùng là các Nội quy, Quy chế, Quy định của công ty. Có thể nói, những tài liệu này rất phổ biến và phải dùng đến hàng ngày. Nhưng nếu không được đào tạo, phổ biến thường xuyên thì nhân viên sẽ quên, làm không đầy đủ, làm sai.
Một nhân viên bảo vệ dù có chứng chỉ đào tạo nghiệp vụ loại giỏi mà không được đào tạo 5 nội dung trên thì cũng không thể làm tốt nhiệm vụ tại Mục tiêu. Thực hiện nhiệm vụ theo 5 nội dung trên là những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc tại Mục tiêu.
Tham khảo thêm: Quy định về chấm công cho Nhân Viên Bảo Vệ
Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ là tỷ lệ phần trăm của công việc đã được hoàn thành so với tổng công việc cần làm. Đây là một chỉ số quan trọng giúp đánh giá tiến độ và hiệu quả công việc trong quản lý. Chúng ta làm việc trong lĩnh vực an ninh nên ta phải xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ bằng cách theo dõi số lượng nhiệm vụ bảo vệ đã hoàn thành trong ngày so với số lượng nhiệm vụ được giao.
Thế nào là người hoàn thành nhiệm vụ?
Theo quy định của PMV, người hoàn thành nhiệm vụ là người không để xảy ra những sai sót trong công việc mình làm nhưng đồng thời phải là người tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định, yêu cầu của công ty đề ra.
Ở trên, nói rất ngắn gọn nhưng nghĩa của nó lại rất rộng. Nói một cách dễ hiểu thì bạn phải cùng lúc không có sai sót và tuân thủ nội quy công ty.
Thế nào là không sai sót?
Không có sai sót ở đây nghĩa là bạn làm tốt những yêu cầu, quy định của khách hàng. Bạn làm tốt nhiệm vụ của vị trí đang canh gác. Bạn có thể được khách hàng hài lòng, khen ngợi. Nhưng nếu bạn lại đang mang mặc trang phục sai quy định. Hoặc, bạn chỉ làm tốt yêu cầu của khách hàng mà không làm theo yêu cầu của công ty – vậy thì bạn không phải là “người hoàn thành nhiệm vụ”.
Được khách hàng yêu mến có phải đã hoàn thành nhiệm vụ?
Thực tế có một số bạn đang sai nhưng thấy khách hàng không nói gì nên bạn tưởng rằng mình đang đúng. Điều đó là SAI. Một số khác được khách hàng yêu mến nên tưởng rằng mình đang hoàn thành nhiệm vụ. Thực tế như vậy là CHƯA ĐÚNG! Mặc dù được khách hàng hài lòng, yêu mến, tin tưởng, là tiêu chí đánh giá hàng đầu của người hoàn thành nhiệm vụ. Nhưng hãy nhớ rằng bạn phải làm đúng và làm đủ. Tức là không để xảy ra những sai sót và tuân thủ các quy định của Công ty.
Đó là những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc tại Mục tiêu. Hãy bình luận ở bên dưới nếu bạn có ý kiến khác. Theo dõi thêm kênh Youtube của PMV để biết thêm nhiều thông tin nhé.
TỔNG HỢP QUY ĐỊNH NHÂN VIÊN BẢO VỆ LÀM VIỆC
Bài viết này nói về nguyên tắc và trách nhiệm đối với nhân viên bảo vệ PMV khi nhân viên bảo vệ làm việc tại vị trí, làm việc bên trong mục tiêu bảo vệ.
Khi bảo vệ hoán đổi vị trí hoặc tăng cường hỗ trợ
1. Thay đổi vị trí trực khi đang trực giúp bảo vệ đỡ nhàm chán và đỡ buồn ngủ, nhưng cần có quy định cụ thể để tránh lạm dụng. Nhân viên bảo vệ chỉ được thay đổi vị trí trong trường hợp được ghi trong bản mô tả nhiệm vụ hoặc do người ca trưởng chỉ định.
2. Tăng cường hỗ trợ vị trí khác là khi Nhân viên bảo vệ tại địa điểm mục tiêu chỉ được di chuyển để tăng viện cho vị trí khác trong hai trường hợp cụ thể: khi xảy ra sự cố nhỏ và chỉ huy ca phân công nhân sự, và khi phát sinh tình huống khẩn cấp khẩn cấp. Trong trường hợp xảy ra sự cố nhỏ, nhân sự phải được trưởng ca chỉ đạo và không được tự mình di chuyển.
Tình huống khẩn cấp khẩn cấp:
Trong các sự cố nghiêm trọng như hỏa hoạn, trộm cắp, xâm nhập hoặc đe dọa an ninh, việc hành động và phối hợp ngay lập tức giữa các vị trí gần nhất là cần thiết mà không cần sự cho phép của Giám sát ca.
Tuy nhiên, nhân viên không nên rời khỏi vị trí an ninh quan trọng của mình nếu làm như vậy sẽ ảnh hưởng đáng kể đến an ninh và an toàn của mục tiêu.
Trong trường hợp xảy ra sự cố tại mục tiêu, tất cả nhân viên bảo vệ phải ứng phó ngay lập tức ngay cả khi họ không làm nhiệm vụ và sự tham gia của họ sẽ được công ty ghi nhận và bồi thường.
Việc không phản hồi khi được yêu cầu hỗ trợ có thể dẫn đến các biện pháp kỷ luật.
Trong khi Nhân viên bảo vệ làm việc phải nhanh chóng phản hồi và hỗ trợ đồng nghiệp của mình trong các sự cố liên quan đến công việc, cho dù đang làm nhiệm vụ, ngoài giờ làm việc hay đang nghỉ phép.
Công ty sẽ ghi nhận và khen thưởng những nhân viên tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức và nghề nghiệp này.
Nhiệm vụ và Trách nhiệm của nhân viên bảo vệ:
Nhân viên bảo vệ làm việc phải hoàn thành nhiệm vụ theo quy định, tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định, yêu cầu của công ty và không để xảy ra sai sót trong công việc.
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ được xác định bằng tỷ lệ phần trăm công việc đã hoàn thành so với tổng công việc cần làm.
Người hoàn thành nhiệm vụ không chỉ làm tốt yêu cầu và nghiệm vụ của vị trí mà còn tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định, yêu cầu của công ty.
Đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ dựa trên theo dõi số lượng nhiệm vụ bảo vệ đã hoàn thành trong ngày so với số lượng nhiệm vụ được giao.
Trách nhiệm pháp lý đối với nhiệm vụ được giao thuộc về vị trí của nhân viên bảo vệ. Điều này bao gồm sơ suất, lơ là, vô trách nhiệm, sai sót trong nhiệm vụ và vi phạm các quy định.
Nhân viên bảo vệ làm việc phải chịu trách nhiệm về ca trực của mình và bàn giao trách nhiệm cụ thể khi bàn giao ca cho người khác.
Trách nhiệm của các cán bộ chỉ huy:
Người chỉ huy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chức vụ mình đảm nhiệm và liên đới chịu trách nhiệm nếu cấp dưới mắc sai lầm.
Cán bộ chỉ huy các cấp chịu trách nhiệm theo cấp độ quyền hạn mà mình nắm giữ.
Trong trường hợp Nhân viên Bảo Vệ làm việc để xảy ra sự cố, người chỉ huy ở mỗi cấp phải chịu trách nhiệm và mức độ trách nhiệm khác nhau tùy theo mức độ gần xảy ra sự cố.
Chỉ huy các cấp cần tuân thủ quy định về thời gian làm việc và phục vụ khách hàng.
Chỉ huy các cấp cần có trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản và an toàn cho mọi người.
Đào tạo và phát triển nhân viên bảo vệ:
Đào tạo, phát triển kỹ năng cho Nhân viên Bảo Vệ làm việc là trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp. Việc đào tạo được thực hiện từ cấp cao đến cấp thấp trong tổ chức.
Trách nhiệm của chỉ huy là liên tục đào tạo hướng dẫn cho cấp dưới để nâng cao kiến thức và kỹ năng của nhân viên bảo vệ.
Nhân viên bảo vệ phải tham gia các khóa huấn luyện, đào tạo do Khu vực, Chi nhánh hoặc Công ty tổ chức.
Đào tạo trực tiếp tại Mục tiêu là phương pháp hiệu quả nhất, sử dụng yêu cầu và quy định của khách hàng làm nội dung đào tạo.
Tài liệu đào tạo: Sổ tay chứa đựng hướng dẫn cơ bản và bản mô tả nhiệm vụ của từng vị trí là tài liệu quan trọng cho nhân viên bảo vệ. Các Nội quy, Quy chế, Quy định của công ty cần được sử dụng hàng ngày và đảm bảo nhân viên được đào tạo và phổ biến thường xuyên.
Đó là tất cà những Quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc. Bạn nên xem thêm bài sau:
Quy định về học việc và tìm hiểu công việc tại Mục tiêu
Những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc và Những quy định khi Nhân viên Bảo Vệ làm việc
Hay quá! Đúng là bảo vệ PMV rất chuyên nghiệp!