Nhiều người muốn hỏi thuê dịch vụ bảo vệ, nhưng không biết phạm vi dịch vụ bảo vệ đến đâu? Nhiều nhân viên bảo vệ không hiểu về phạm vi của bảo vệ trong hợp đồng dịch vụ? Bài viết này xin chia sẻ với quý vị về những phạm vi dịch vụ bảo vệ.
———
Mục lục bài viết
PHẠM VI DỊCH VỤ BẢO VỆ
Phạm vi bảo vệ hay phạm vi dịch vụ bảo vệ là nói đến giới hạn của những gì được làm và những gì không được làm. Những giới hạn đó là sự thỏa thuận của hai bên trên cơ sở pháp luật Việt Nam. Những gì được làm và không được làm có nghĩa là yêu cầu nhiệm vụ. Mà đã có nhiệm vụ là phải có quyền hạn và trách nhiệm đi kèm. Vì vậy, phạm vi dịch vụ bảo vệ là những nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bảo vệ dịch vụ.
Thực tế nhiều người đi thuê đều muốn bảo vệ phải làm nhiều việc. Tuy nhiên có việc lại trái với quy định của pháp luật nên bảo vệ từ chối không làm. Về nguyên tắc khi Bên Thuê đồng ý thuê và Công ty dịch vụ bảo vệ đồng ý nhận cung cấp dịch vụ bảo vệ (“Dịch Vụ Bảo Vệ”) cho Bên Thuê. Hai bên sẽ thỏa thuận rõ những gì thuộc về Phạm vi dịch vụ bảo vệ,
Trong bài viết này, Bảo vệ PMV sẽ trao đổi cùng quý vị và các bạn trên 2 vấn đề
- Phạm vi nhiệm vụ của bảo vệ,
- Phạm vi quyền hạn của bảo vệ,
Còn phạm vi trách nhiệm của bảo vệ sẽ được thể hiện trong bài viết:. Trách nhiệm của bên dịch vụ bảo vệ
Phạm vi dịch vụ bảo vệ theo quy định của Pháp luật
Nhiều người khi thuê bảo vệ với suy nghĩ là Bảo Vệ thì nhiệm vụ đương nhiên là bảo vệ. Nghe thì có vẻ hợp lý rồi nhưng vấn đề đặt ra là bảo vệ những gì? bảo vệ cái gì? Trên thực tế không phải ai cũng hiểu thấu đáo việc bảo vệ phải làm và được làm những gì.
Để trả lời cho câu hỏi bảo vệ phải làm những gì và được làm cái gì? Quy định của pháp luật hiện nay có Nghị định 06/2013/NĐ-CP “Quy định và bảo vệ cơ quan doanh nghiệp”. Nghị định 96/2016/NĐ-CP “quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện”. Ngoài ra không còn quy định nào khác cho cụ thể hơn.
Tuy nhiên, 2 nghị định nêu trên chỉ quy định chung chung, không có gì là cụ thể. Chính vì vậy, một lần nữa nhấn mạnh rằng sự thỏa thuận về phạm vi dịch vụ bảo vệ trong hợp đồng dịch vụ bảo vệ là rất quan trọng.
NHIỆM VỤ CỦA BẢO VỆ TRONG PHẠM VI DỊCH VỤ BẢO VỆ
Tùy theo số lượng nhân viên bảo vệ được thuê và đặc điểm vật lý khu vực bảo vệ mà hai bên có thể thỏa thuận về phạm vi dịch vụ bảo vệ. Trong đó thường có những nhiệm vụ chính là:
- Bảo vệ an ninh trật tự, an toàn về tính mạng, sức khỏe của công nhân viên, người lao động, nhà thầu, khách hàng của Bên Thuê làm việc trong phạm vi Khu Vực Bảo Vệ.
- Bảo vệ an toàn về tài sản, hàng hóa (kể cả các hoạt động giao, nhận tài sản, hàng hóa),
- Bảo vệ an toàn các trang thiết bị (bao gồm cả thiết bị sản xuất, thi công), và trang thiết bị của khách, nhà thầu trong phạm vi Khu Vực Bảo Vệ
- Bảo vệ an toàn cơ sở vất chất, các vật tư, nguyên liệu, thành phẩm của Bên Thuê trong phạm vi Khu Vực Bảo Vệ;
- Duy trì các nội quy trật tự liên quan đến hoạt động ra vào, di chuyển trong phạm vi khu vực bảo vệ.
Tùy theo nhu cầu mà Bên Thuê và Công ty bảo vệ sẽ thỏa thuận chi tiết về phạm vi dịch vụ bảo vệ. Điểm lưu ý trong việc này là khả năng thực hiện được hay không được của số lượng nhân viên bảo vệ và khối lượng công việc giao cho họ. Điều đó có nghĩa là, nếu số lượng nhân viên bảo vệ ít mà khối lượng công việc nhiều thì sẽ không đảm bảo được phạm vi dịch vụ bảo vệ,
Phạm vi dịch vụ bảo vệ có định lượng
Bảo vệ tài sản của người lao động, khách hàng hoặc nhà thầu của Bên Thuê. Điều này có nghĩa là các tài sản của người lao động, khách hàng hoặc nhà thầu của Bên Thuê sẽ được bảo vệ. Tất nhiên là phải nằm trong phạm vi Khu Vực Bảo Vệ và phải trừ tư trang cá nhân.
Hướng dẫn người và phương tiện ra vào mục tiêu bảo vệ đúng theo quy định của Bên Thuê. Việc này nghĩa là bao gồm cả hướng dẫn khách ra vào giao dịch, liên hệ công tác. Điều này muốn thực hiện được thì phải có các quy trình mà hai bên thống nhất. Ví dụ: Quy trình kiểm soát Khách ra vào
Thực hiện trông giữ phương tiện cá nhân cho người lao động, khách hàng hoặc nhà thầu của Bên Thuê. Với điều kiện các loại phương tiện này đến làm việc tại Khu Vực Bảo Vệ. Đồng thời các phương tiện nêu trên phải để ở đúng nơi quy định trong khu vực bảo vệ.
Hoàn tất biên bản giao ca trực hàng ngày để báo cáo Bên Thuê khi có yêu cầu. Hàng tuần, đội trưởng Đội bảo vệ của Công ty dịch vụ bảo vệ có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo tuần. Tham gia họp giao ban định kỳ với người phụ trách bảo vệ Bên Thuê về tình hình bảo vệ an ninh trật tự tại Khu Vực Bảo Vệ;
Phạm vi của dịch vụ bảo vệ không định lượng
Nhắc nhở, hướng dẫn mọi người ra vào Khu Vực Bảo Vệ chấp hành Nội quy, quy định của Bên Thuê. Các quy định này về an ninh trật tự, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, PCCC;
Thực hiện các quy định về kiểm tra, kiểm soát, ghi chép sổ sách theo dõi hàng hóa, tài sản, người và phương tiện ra vào Khu Vực Bảo Vệ của Bên Thuê;
Tuần tra canh gác Khu Vực Bảo Vệ. Phát hiện kịp thời và xử lý trong khả năng cho phép các sự cố mất an toàn của Bên Thuê. Phối hợp cùng Bên Thuê tham gia công tác chữa cháy khi phát sinh sự cố;
Chủ động phát hiện để phòng chống các hành vi phá hoại hoặc đe dọa phá hoại. Những hành vi phá hoại hoặc đe dọa phá hoại cơ sở vật chất, kỹ thuật, tài sản của bên Thuê. Bao gồm cả tài sản của người lao động, khách hàng và nhà thầu của Bên Thuê theo đúng luật pháp Việt Nam.
Giám sát chặt chẽ việc vận chuyển rác thải, phế liệu ra khỏi Khu Vực Bảo Vệ của Khách hàng;
Báo cáo đầy đủ và kịp thời các thông tin có liên quan đến tình hình bảo vệ tài sản. Báo cáo về an ninh trật tự để Khách hàng có kế hoạch xử lý;
Các hoạt động khác theo yêu cầu trực tiếp của Khách hàng.
QUYỀN HẠN CỦA BẢO VỆ TRONG PHẠM VI DỊCH VỤ BẢO VỆ
Chỉ cho phép những người có phận sự ra vào khu vực bảo vệ là một trong những quyền hạn của bảo vệ. Điều đó có nghĩa rằng khi một ai đó không đủ tiêu chuẩn; điều kiện theo quy định thì sẽ không được vào khu vực bảo vệ. Tài liệu tham chiếu sẽ làm các Quy Định hoặc quy trình. Ví dụ:
- Quy trình kiểm soát Công Nhân Viên
- Quy trình kiểm soát Nhà Thầu ra vào Mục tiêu
- Quy trình kiểm soát Tài xế
Được quyền giữ lại và lập biên bản kịp thời khi bắt được các trường hợp phạm pháp quả tang. Lập biên bản đối với bất kỳ ai có hành vi phá hoại, trộm cắp, lừa đảo, gian lận… Hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc gây rối làm mất an toàn trật tự trong Khu Vực Bảo Vệ. Đồng thời phải thông báo ngay cho người có trách nhiệm của Bên Thuê biết sự việc;
Giám sát, quản lý các nhân viên giao nhận hàng. Ghi nhận mọi thông tin diễn ra vào sổ trực. Ngăn chặn mọi sự xâm phạm tài sản, gây rối mất trật tự trong Khu Vực Bảo Vệ. Lập biên bản vụ việc, tạm giữ tang vật, tài sản, tạm giữ người (nếu đủ yếu tố vi phạm). Sau đó lập tức báo cáo cho Bên Thuê biết để phối hợp giải quyết. Phối hợp với Bên Thuê, giao người có hành vi vi phạm pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền.
THỜI GIAN LÀM VIỆC VÀ SỐ LƯỢNG BẢO VỆ
Thời gian làm việc và số lượng nhân viên bảo vệ ảnh hưởng đến phạm vi dịch vụ bảo vệ. Thông thường Dịch Vụ Bảo Vệ được cung cấp đầy đủ và liên tục 24/7. Hai mươi tư trên hai mươi tư giờ tất cả các ngày trong tuần.
Nếu như thời gian làm việc không liên tục thì khoảng thời gian không có bảo vệ sẽ không nằm trong phạm vi trách nhiệm của bảo vệ.
Chốt Bảo Vệ là vị trí bảo vệ làm việc với những nhiệm vụ cụ thể. Số chốt bảo vệ và địa điểm chốt bảo vệ cũng ảnh hưởng đến phạm vi dịch vụ bảo vệ.
Số lượng Chốt Bảo Vệ có thể được điều chỉnh theo Phương Án Bảo Vệ mà Bên Thuê phê duyệt. Trường hợp Bên Thuê có nhu cầu điều chỉnh số lượng Chốt Bảo Vệ. Bên Thuê sẽ gửi thông báo cho Công ty dịch vụ bảo vệ. Nhận được yêu cầu của Bên Thuê, Công ty dịch vụ bảo vệ có trách nhiệm triển khai điều chỉnh số lượng Chốt Bảo Vệ.
KẾT LUẬN VỀ PHẠM VI DỊCH VỤ BẢO VỆ
Phạm vi dịch vụ bảo vệ là tổng hợp nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của nhân viên bảo vệ khi thực hiện dịch vụ bảo vệ cho Bên Thuê. Công ty cung ứng dịch vụ bảo vệ có trách nhiệm với Bên Thuê trong phạm vi dịch vụ bảo vệ,
Phạm vi dịch vụ càng lớn thì giá trị hợp đồng cao cao. Thời gian làm việc và số lượng nhân viên bảo vệ; được biên chế tại Mục tiêu sẽ ảnh hưởng đến phạm vi dịch vụ bảo vệ. Khi có thiệt hại xảy ra thì phạm vi dịch vụ thể hiện trên hợp đồng làm cơ sở để xác định trách nhiệm của công ty dịch vụ bảo vệ.
Tham khảo thêm:
- Công ty dịch vụ bảo vệ | Các công ty bảo vệ dịch vụ ở Việt Nam
Đơn vị dịch vụ bảo vệ tại Sài Gòn
- Địa chỉ: 40/18 Trần Não, Phường An Khánh, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh
- Điện thoại: 028 – 7305 8838; 028 – 3740 7026
- Email: hcm@baovepmv.com
Đơn vị dịch vụ bảo vệ tại Hà Nội
- Địa chỉ: C20910, Vinhomes D.’Capitale 119 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
- Điện thoại: 024 – 7305 8838; 024 – 6653 3778
- Email: hn@baovepmv.com
Đơn vị dịch vụ bảo vệ tại Đồng Nai
- Địa chỉ: 27/1 Phạm Văn Thuận, P. Bình Đa, Tp Biên Hòa, Đồng Nai
- Điện thoại: 0251 – 730 8838; 0251 – 887 8166
- Email: dongnai@baovepmv.com
Chúng tôi còn có các Văn phòng khác tại Đà Nẵng; Cần Thơ; Phú Quốc và nhiều tỉnh thành khác trên cả nước,
Theo dõi chúng tôi trên các kênh truyền thông sau, để biết thêm thông tin và được hỗ trợ nhanh nhất qua:
- Youtube: Công ty dịch vụ bảo vệ PMV
- Fanpage: PMV Security
- Tiktok: phatminhvuonghcm
Sáu Đinh / Cán bộ pháp chế / Công ty dịch vụ bảo vệ PMV
Cảm ơn bạn đã chia sẽ bài viết này. Nội dung của bạn đã giúp tôi hiểu rõ hơn về phạm vi của dịch vụ bảo vệ, thẩm quyền của các nhân viên bảo vệ qua đó tôi có thể dễ dàng trong việc lựa chọn công công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp phù hợp.
PMV Security cảm ơn chị vì đã đóng góp ý kiến, PMV sẽ cố gắng chia sẻ những thông tin hữu ích hơn trong thời gian tới cho độc giả!