Nếu bạn đang làm nghề bảo vệ, bạn đã bao giờ gọi những thứ sau đây là công cụ hỗ trợ chưa? (1) Bộ đàm, (2) đèn pin, (3) máy rò kim loại (4) máy tuần tra… Nếu câu trả lời là có thì bạn đã đang nhầm giữa công cụ hỗ trợ và trang thiết bị.
Vậy với những ai chúng ta còn chưa phân biệt được 2 khái niệm này; bảo vệ chuyên nghiệp sẽ giúp bạn phân biệt công cụ hỗ trợ; và trang thiết bị mà bảo vệ chúng ta thường dùng hàng ngày.
Mục lục bài viết
Như thế nào là công cụ hỗ trợ và trang thiết bị?
Nhân viên bảo vệ làm việc tại các mục tiêu thường được trang bị công cụ hỗ trợ. Ngoài công cụ hỗ trợ còn có một số trang thiết bị chuyên dùng cho bảo vệ. Đây là những “vật dụng” cần thiết để phục vụ cho công việc bảo vệ.
Tùy theo đặc điểm tính chất của từng mục tiêu mà số lượng; chủng loại công cụ hỗ trợ và trang thiết bị được cấp phát nhiều hay ít. Có những mục tiêu không trang bị công cụ hỗ trợ nhưng hầu như mục tiêu nào cũng có các trang thiết bị bảo vệ.
Rất nhiều bạn bảo vệ đã nhầm lẫn giữa công cụ hỗ trợ và trang thiết bị. Qua khảo sát chúng tôi thấy rất nhiều bạn gọi bộ đàm là công cụ hỗ trợ. Điều này thực sự là không đúng; nếu chỉ nói để hiểu với nhau thì cũng không ảnh hưởng gì.
Tuy nhiên, nếu bạn là nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp thì chúng ta nên biết phân biệt rõ; đâu là công cụ hỗ trợ và đâu là trang thiết bị?

Để giúp các bạn phân biệt công cụ hỗ trợ và trang thiết bị. Chúng ta sẽ bắt đầu cùng nhau tìm hiểu công cụ hỗ trợ là gồm những gì?
Công cụ hỗ trợ cho bảo vệ gồm những gì?
Các loại công cụ hỗ trợ
Theo Khoản 11, Điều 3, Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Điều khoản này đã liệt kê toàn bộ những gì được gọi là công cụ hỗ trợ. Trong đó có tới 15 loại và rất nhiều chủng loại.
Các loại gồm có: súng, phương tiện xịt, lựu đạn, dùi cui, khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp, găng tay, lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh, động vật nghiệp vụ và công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự.
Các bạn lưu ý về chủng loại nhé. Ví dụ: Súng ở đây là những chủng loại súng bắn điện, súng bắn hơi ngạt; súng bắn chất độc, chất gây mê, súng từ trường, súng laze, súng bắn lưới; súng phóng dây mồi, súng bắn đạn nhựa, bắn đạn nổ, bắn đạn cao su; hơi cay, súng bắn pháo hiệu… Và đạn sử dụng cho các loại súng này.
Lưu ý: Súng quân dụng không phải là công cụ hỗ trợ nhé.
Lực lượng bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì?
Vậy lực lượng bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì? Có được trang bị hết tất cả những công cụ hỗ trợ đã liệt kệ trong Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ hay không? Câu trả lời là KHÔNG nhé!
Theo điểm a, khoản 3, điều 9, thông tư 17/2018/TT-BCA, thì Lực lượng bảo vệ cơ quan; tổ chức, doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, được trang bị các loại công cụ hỗ trợ gồm:
- Dùi cui điện: nhiều người vẫn thường gọi là roi điện hoặc gậy điện
- Găng tay bắt dao: cái này thì ít trang bị, và theo chúng tôi thì nó không cần thiết.
- Dùi cui cao su: nhiều người vẫn thường gọi là roi cao su hoặc gậy cao su
- Dùi cui kim loại: nhiều người vẫn thường gọi là roi sắt hoặc ba trắc
Ô hay, sao tôi thấy bảo vệ PMV quảng cáo là có được trang bị súng mà? Thế là các ông nói xạo rồi à?
Hihi, bạn đã rất tinh mắt đấy! Thực ra thì PMV không nói xạo đâu; đúng là chúng tôi CÓ được trang bị súng. Tất nhiên là sẽ có những điều kiện, quy định của nó.
Chi tiết về việc trang bị và sử dụng súng các bạn xem trong bài viết này nhé: Bảo vệ được trang bị những công cụ hỗ trợ gì? Bảo vệ có súng hay không?
Hãy xem trong bài đó để biết lý do nhé!
Trang thiết bị cho bảo vệ gồm những gì?
Tùy theo tính chất mục tiêu và yêu cầu của khách hàng mà bảo vệ có những trang thiết bị sau đây:

Phân biệt công cụ hỗ trợ và trang thiết bị
Bộ đàm
Là một trong những trang bị phổ biến nhất. Thiết bị này giúp cho nhân viên bảo vệ tương tác với nhau trong khi làm việc tại mục tiêu.
Đèn pin
Là thiết bị chiếu sáng giúp cho nhân viên bảo vệ làm việc vào ban đêm. Hiện có một số loại đèn pin được thiết kế như một cây gậy thường gọi là đèn pin tự vệ. Nhiều công ty bảo vệ trang bị loại đèn pin này giúp cho nhân viên sử dụng như công cụ tự vệ khi cần. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng đèn pin không phải là công cụ hỗ trợ nhé!
Máy tuần tra
Có 2 loại, máy cơ và máy điện tử mà nhiều bạn thường gọi là máy can (scan). Máy có tác dụng ghi nhận thời gian, lộ trình người bảo vệ đã đi tuần tra.
Máy rà kim loại
Là thiết bị phát hiện kim loại, thường dùng để kiểm tra người và hành lý mang theo có chứa kim loại bên trong hay không? Mục đích phát hiện những sản phẩm kim loại của khách hàng mang ra trái phép hoặc ngăn ngừa mang vật sát thương vào khu vực cấm.
Còi
Dùng để báo hiệu, gây sự chú ý
Loa tay
Dùng để truyền tín hiệu, mệnh lệnh đến người nghe trong điều kiện ở xa hoặc khu vực có nhiều tiếng ồn mà nói bằng miệng người khác không nghe được.
Gương cầu lồi
Dùng để soi chiếu gầm xe nhằm phát hiện những dấu hiệu liên quan đến an ninh, an toàn.
Và một số trang bị khác nữa.
Phân biệt công cụ hỗ trợ và trang thiết bị
Như vậy, nói đến đây các bạn đã biết phân biệt giữa công cụ hỗ trợ và trang thiết bị chưa?
Hãy nhớ rằng công cụ hỗ trợ là những gì quy định trong Khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý; sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ. Còn lại thì đều gọi là trang thiết bị. Biết phân biệt công cụ hỗ trợ và trang thiết bị chứng tỏ bạn là một nhân viên bảo vệ chuyên nghiệp.
Hãy nhớ rằng công cụ hỗ trợ không được trang bị cho cá nhân. Nếu bạn mang theo công cụ hỗ trợ ra khỏi mục tiêu là đang vi phạm pháp luật. Một số anh chàng bảo vệ mang công cụ hỗ trợ đi ròng ngoài đường mà không đủ điều kiện; giấy phép sử dụng là bị phạt nặng đó nhé bạn! Hãy tìm hiểu thật kĩ càng trước khi quyết định trang bị cho mình một món đồ tự vệ nhé!
Xem thêm: Có nên tự trang bị công cụ hỗ trợ | Cách trang bị món đồ phòng vệ khôn ngoan và hợp pháp,
Để biết thêm về chúng tôi, các bạn có thể theo dõi tại: